$622
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của soi keo bong da. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ soi keo bong da.Chiều nay 5.1, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, ngày 2.1, một số trang thông tin điện tử nước ngoài đưa tin về một đợt bùng phát dịch bệnh xảy ra tại Trung Quốc với nhiều trường hợp mắc bệnh do virus gây viêm phổi trên người (human metapneumovirus - HMPV) và nhận định dịch bệnh lây lan nhanh với triệu chứng tương tự như cúm, Covid-19 đồng thời lo ngại về một cuộc khủng hoảng y tế khác sau Covid-19.Bên cạnh đó, nhiều hình ảnh về tình trạng quá tải tại các bệnh viện ở Trung Quốc do các trường hợp nhiễm virus HMPV cũng được chia sẻ trên các trang mạng xã hội.Ngay sau khi ghi nhận các thông tin nêu trên, Cục Y tế dự phòng đã liên hệ với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam và khu vực châu Á Thái Bình Dương; và Cơ quan đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của Trung Quốc (Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Trung Quốc). Đến thời điểm hiện tại, WHO chưa có thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc đồng thời chưa được xác minh độ tin cậy và tính chính thống của thông tin trên các kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội nêu trên.Cục Y tế dự phòng cho biết thêm, theo báo cáo kết quả giám sát trọng điểm các bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền qua đường hô hấp trong tuần 52 năm 2024 của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Trung Quốc, các mẫu bệnh phẩm thu thập từ khoa khám bệnh ngoại trú và khoa cấp cứu của các bệnh viện ghi nhận các tác nhân chủ yếu là virus cúm, HMPV và rhovirus; các mẫu bệnh phẩm của các trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính nặng phải nhập viện ghi nhận các tác nhân chủ yếu là virus cúm, mycoplasma pneumoniae và HMPV.Trung Quốc đang mùa đông, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp có xu hướng gia tăng trong thời gian này, bao gồm các tác nhân chính là vi rút cúm mùa, virus hợp bào hô hấp ở trẻ em (RSV), HMPV. Kết quả giám sát trọng điểm các bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền qua đường hô hấp trong tuần 52 (tháng 12) của năm 2024 của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Trung Quốc, số trường hợp mắc các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, có triệu chứng giống cúm thấp hơn cùng kỳ năm ngoái. Ngày 4.1 Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã thông tin bệnh nhiễm trùng đường hô hấp đang lây lan ở nước này là bệnh thường quy, không phải sự kiện y tế bất thường, các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thường đạt đỉnh vào thời điểm này trong năm tại quốc gia này.Trên cơ sở các thông tin ghi nhận từ hệ thống giám sát dựa vào sự kiện, lãnh đạo Cục Y tế dự phòng cho biết, đã chủ động việc theo dõi, giám sát thông tin về diễn biến tình hình mắc các bệnh lây truyền qua đường hô hấp tại Trung Quốc. Cục Y tế dự phòng sẽ tiếp tục bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh; phối hợp chặt chẽ với WHO, đầu mối thực hiện IHR của Trung Quốc để cập nhật thông tin và chủ động cung cấp, chia sẻ thông tin đầy đủ chính xác, không để xảy ra hoang mang, lo lắng nhưng đồng thời không chủ quan, lơ là trước các diễn biến của tình hình dịch bệnh, nhất là trong giai đoạn mùa đông xuân hiện nay với điều kiện thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của soi keo bong da. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ soi keo bong da.Nguyễn Thanh Tùng là cựu sinh viên Trường ĐH Ngoại thương (Hà Nội), hiện đang làm giáo viên IELTS tự do. Thế nhưng, ít ai biết rằng đằng sau thành tích 9.0 IELTS của anh là một quá trình ôn luyện và thi cử kéo dài suốt 10 năm.Lý do Tùng quyết tâm đạt được điểm số cao này không chỉ để khẳng định năng lực của bản thân mà còn là để tạo niềm tin với học viên. "Mình là giáo viên dạy IELTS tự do, nên mình muốn chắc chắn rằng những gì tôi dạy cho học viên đều chính xác. Điểm số 9.0 sẽ là bằng chứng cho sự tin tưởng mà học viên dành cho mình", Tùng chia sẻ.Hành trình của Tùng bắt đầu từ những năm đại học, khi anh quyết định làm quen với kỳ thi IELTS. Lần đầu thi vào năm 2014, Tùng đạt 7.5, một con số không tồi, nhưng không đủ để anh hài lòng. "Mặc dù mình đạt điểm khá cao, nhưng kỹ năng viết (writing) và kỹ năng nói (speaking) vẫn chỉ được 6.5. Và mình phải cải thiện rất nhiều", Tùng nói tiếp.Sau đó, Tùng quyết định tập trung cải thiện hai kỹ năng khó nhằn này. Mất đúng 10 năm, anh mới có thể đạt được điểm số 9.0. "Cải thiện kỹ năng nói và kỹ năng viết là cả một quá trình vất vả. Lần đầu mình thi IELTS, chi phí thi là 3,5 triệu đồng. Những lần sau, chi phí cứ tăng dần lên. Trong suốt thời gian này, mình ước tính đã chi khoảng 80 triệu đồng cho việc thi. Nếu tính thêm chi phí tham gia các lớp học do cựu giám khảo tổ chức online, tổng chi phí rơi vào khoảng 100 triệu đồng", Tùng chia sẻ.Không dừng lại ở việc đi thi, Tùng còn dành nhiều giờ mỗi ngày để luyện tập. Tùng chia sẻ mỗi ngày anh dành ra 5 giờ để luyện kỹ năng nói và 5 giờ tiếp theo để luyện kỹ năng viết. "Có những lúc mệt mỏi, mắt không mở nổi, chỉ muốn bỏ cuộc. Nhưng mình nghĩ đến việc bỏ cuộc thì sẽ làm gương xấu cho học viên, nên lại tự động viên bản thân phải tiếp tục", Tùng chia sẻ.Theo Tùng, một trong những thử thách lớn nhất trong hành trình luyện thi của anh là không có lớp học nào dành riêng cho việc đạt điểm 9.0. "Khi mình chia sẻ mục tiêu đạt 9.0 với các giáo viên, họ đều cho rằng đó là điều bất khả thi. Chính vì vậy, mình quyết định tự học. Trong suốt quá trình ôn luyện, mình phải tự tổ chức lại những kiến thức đã học sao cho dễ áp dụng vào thực tế. Để đạt 8.0, bạn có thể xây dựng một kế hoạch rõ ràng, nhưng để đạt 9.0 thì không ai có thể đưa ra một lộ trình cụ thể. Vì vậy, mình cảm thấy như đang đi trong bóng tối mà không có đèn pin", anh nói.Bên cạnh việc luyện tập truyền thống, Tùng còn ứng dụng công nghệ, đặc biệt là sử dụng AI như ChatGPT để cải thiện kỹ năng viết và nói. "Khi luyện viết, mình nhập câu trả lời vào ChatGPT và nhờ công cụ này đánh giá về ngữ pháp, cách diễn đạt, giúp mình cải thiện câu văn sao cho tự nhiên và mượt mà hơn. Bên cạnh đó, mình còn sử dụng AI để luyện phát âm và ngữ điệu như thu âm phần Speaking và nhận phản hồi về phát âm, ngữ điệu và độ trôi chảy trong bài nói. Việc này giúp mình cải thiện khả năng phản xạ và điều chỉnh phát âm để trở nên tự nhiên hơn", Tùng bộc bạch.Theo Tùng, yếu tố quan trọng nhất để thành công trong việc học tiếng Anh chính là kiên trì và sự chủ động. "Việc luyện tập nhiều là điều kiện cần, nhưng quan trọng hơn là biết phải luyện tập cái gì. Khi luyện đề, bạn không chỉ làm cho xong rồi tra kết quả, mà phải học được điều gì từ mỗi đề thi", anh nói.Tùng chia sẻ một trong những bí quyết để giỏi tiếng Anh của anh là luyện kỹ năng nói nhiều để cải thiện kỹ năng nghe. "Khi bạn luyện kỹ năng nói thường xuyên, bạn sẽ quen với cách phát âm, ngữ điệu và tốc độ nói của người bản xứ. Điều này giúp bạn nghe tốt hơn", Tùng nói.Anh cũng áp dụng phương pháp học viết để cải thiện đọc: "Khi bạn viết nhiều, bạn sẽ quen với cách sử dụng từ vựng học thuật, cấu trúc câu phức tạp và cách trình bày ý tưởng rõ ràng. Điều này giúp bạn đọc hiểu nhanh hơn".Tùng mong rằng câu chuyện của mình sẽ truyền cảm hứng cho các bạn trẻ. Theo Tùng, đừng bao giờ nghĩ rằng đạt IELTS 9.0 là một điều gì đó là quá khó khăn và đừng để những lời nói bên ngoài làm bạn mất niềm tin vào mục tiêu của mình. Nếu bạn thất bại, đừng nản lòng. Hãy đứng dậy và tiếp tục đi.Anh cho biết: "Những lúc mệt mỏi, mình nghĩ đến mục tiêu lớn mà bản thân đang hướng tới và lại tiếp tục ngồi dậy học. Khi học sinh nhìn thấy sự cố gắng của thầy, họ cũng sẽ có động lực để kiên trì hơn trong việc học". Nhìn lại hành trình 10 năm gian nan, Tùng đã chứng minh rằng, với sự kiên trì, phương pháp học đúng đắn và việc áp dụng công nghệ, không gì là không thể.Nguyễn Thị Như Ý, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho biết bạn rất ngưỡng mộ với sự kiên trì và bền bỉ của Tùng. "Anh ấy là nguồn động lực lớn trong hành trình học tiếng Anh của mình. Những gì anh ấy đã trải qua và đạt được khiến mình cảm thấy tự tin hơn vào khả năng của bản thân và thêm quyết tâm theo đuổi mục tiêu học tập", Ý nói.Hoàng Khánh Linh, giáo viên tiếng Anh tại Trường THCS Linh Trung (TP.HCM), nhận xét rằng sự nỗ lực của Nguyễn Thanh Tùng trong hành trình đạt được IELTS 9.0 là một tấm gương sáng cho quá trình học tập kiên trì và đạt được mục tiêu. Theo chị Linh, điều đáng trân trọng ở Tùng không chỉ là thành tích cá nhân mà còn là sự cống hiến cho học viên của mình. "Tùng đã bỏ ra thời gian, công sức và trải nghiệm để không ngừng hoàn thiện bản thân, đồng thời chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm quý giá với học viên. Điều này khiến tôi rất ngưỡng mộ", chị Linh nói. ️
Ngày 7.2, TS-BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM ký văn bản về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm mùa. Theo Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, Hệ thống giám sát dựa vào sự kiện tại Việt Nam ghi nhận các thông tin về đợt bùng phát dịch cúm mùa tại Nhật Bản. Theo dữ liệu công bố (ngày 31.1.2025) của Viện Truyền nhiễm quốc gia Nhật Bản, từ ngày 2.9.2024 - 26.1.2025 tại Nhật Bản ghi nhận khoảng 9,5 triệu trường hợp mắc cúm mùa. Trong đó, tuần cuối cùng của năm 2024 (từ ngày 23 – 29.12.2024) đã ghi nhận hơn 317.000 trường hợp mắc.Tại Việt Nam, hiện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho 8 bệnh nhân mắc cúm, trong đó có 1 bệnh nhân đang phải đặt ECMO (tim phổi nhân tạo).Tại TP.HCM, theo thống kê, báo cáo của Trung tâm kiểm soát bật TP.HCM và các bệnh viện chuyên khoa nhi, nhiễm, đến thời điểm hiện tại chưa phát hiện bất thường trong công tác tiếp nhận, điều trị bệnh nhân cúm.Tuy nhiên, trong thời điểm hiện nay, thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan. Vì vậy, TP.HCM chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch cúm, không để xảy ra hoang mang, lo lắng, nhưng không chủ quan, lơ là trước các diễn biến của dịch bệnh.Vì vậy, Sở Y tế TP.HCM đề nghị các cơ sở khám chữa bệnh tiếp tục khuyến cáo người dân đến khám, điều trị, liên hệ công tác tại cơ sở y tế phải thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang trong khuôn viên cơ sở y tế. Đồng thời tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm lây sang người.Sở Y tế TP.HCM giao Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM chủ trì, phối hợp các cơ sở khám chữa bệnh, trung tâm y tế quận, huyện, TP.Thủ Đức thực hiện giám sát các trường hợp cúm, nghi ngờ viêm phổi nặng do vi rút (SVP) trên địa bàn. Tăng cường các hoạt động thông tin, truyền thông, thông điệp để người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh hiệu quả.Đề nghị cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập trên địa bàn báo cáo các ca bệnh hoặc nghi ngờ bệnh viêm phổi do vi rút, cúm về trạm y tế, trung tâm y tế quận, huyện, TP.Thủ Đức để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch kịp thời. ️
Gần 23 năm qua, cô Zoe Sadler ở Anh chỉ ăn được bánh mì trắng, bơ, ngũ cốc khô và khoai tây chiên giòn️